Việt Nam 'đòi chủ quyền' Hoàng Sa
Cập nhật: 06:17 GMT - thứ sáu, 25 tháng 11, 2011
Trong động thái mà giới
chuyên gia nhận định là có 'dịch chuyển về chính sách', Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa tuyên bố rằng chủ trương của Việt
Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa,
mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt hoàn toàn từ năm
1974.
Ông Dũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền
Biển Đông khi trả lời chất vấn của đại biểu trong kỳ họp thứ
hai của Quốc hội Khóa 13 vào sáng thứ Sáu 25/11 tại Hà Nội.Được biết phần phát biểu về Biển Đông của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội kéo dài khoảng 10 phút.
Ông được truyền thông trong nước dẫn lời nói: "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này".
Theo ông, việc đàm phán đòi hỏi chủ quyền là phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước LHQ về Luật biển.
Ông thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam đã "làm chủ thực sự" đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, "ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào".
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố tổ chức tour du lịch tới Hoàng Sa.
Áp lực bên trong nước
Hôm 22/11, chính quyền tỉnh Hải Nam đã cấp phép cho một công ty du lịch đưa khách đi tham qua từ Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa.Việt Nam cũng đã nhanh chóng lên tiếng phản đối kế hoạch này. Hôm thứ Năm 24/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội rằng việc tổ chức du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc là 'vi phạm chủ quyền của Việt Nam'.
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội dường như chỉ là khẳng định ở cấp cao hơn quan điểm của Việt Nam về chủ quyền tại Biển Đông, nhưng theo Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nó mang tầm quan trọng đặc biệt, nhất là khi được truyền thông đại chúng Việt Nam tường thuật chi tiết.
Ông Thayer nhận xét: "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa".
"Khác với Trường Sa, vốn được cho là khu vực tranh chấp, Hoàng Sa luôn được Trung Quốc coi là lãnh thổ của nước này một cách hiển nhiên và không bao giờ đặt Hoàng Sa vào trong nội dung các cuộc đàm phán."
Theo ông Thayer, do vậy vấn đề Hoàng Sa cũng không được lãnh đạo Việt Nam nhắc đến, và việc hai chữ Hoàng Sa được nhắc tới một cách chính thống những ngày này cho thấy một sự dịch chuyển trong chính sách.
Ông giáo sư, người vừa có mặt ở Hà Nội hồi đầu tháng, nói lý do có thể là vì "áp lực vô cùng lớn ở trong nước, từ phía dư luận và người dân đòi hỏi chính phủ phải có hành động cứng rắn về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Thái độ của Hoa Kỳ
Một lý do nữa, theo ông Carlyle Thayer, là phản ứng của Việt Nam trước những động thái mới đây của các cường quốc tại Biển Đông."Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa."
GS Carlyle Thayer
Tuy quân đội nước này giải thích đây là hoạt động 'thường kỳ và không nhắm vào bất cứ quốc gia nào', giới quan sát vẫn cho rằng nó được đưa ra để đối trọng lại chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực.
Tuần trước, Mỹ thông báo sẽ điều thủy quân lục chiến tới Darwin, miền bắc Australia, với quân số có thể lên tới 2.500 trong tương lai.
Trái ngược với thái độ dè chừng xưa nay trước các diễn biến quốc tế, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 24/11 đưa ra bình luận hiếm hoi về kế hoạch điều quân của Mỹ, gọi đây là 'việc hợp tác' giữa các nước.
Ông Lương Thanh Nghị nói: "Chúng tôi mong rằng việc hợp tác giữa các quốc gia sẽ có đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới".
Chính sách biển ngày càng hung hăng và khả năng quân sự ngày càng tăng cường của Trung Quốc, theo các nhà bình luận, đang đẩy các nước trong khu vực lại gần nhau và xích lại với Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét