17 thg 9, 2012


‘Mỹ kích cầu, xuất khẩu của Việt Nam có thể hưởng lợi’

 

Theo Tiến sĩ Alan Phạm – Kinh tế trưởng của VinaCapital, việc Mỹ nới lỏng tiền tệ, kích thích tiêu dùng có thể là tín hiệu tốt cho xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát cũng cần được đề phòng.

 

- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa tuyên bố thực hiện nới lỏng tiền tệ với gói kích thích kinh tế mang tên QE3. Ông đánh giá thế nào về tác động của giải pháp này tới kinh tế Mỹ và thế giới?

Tiến sĩ Alan Phạm hiện là Kinh tế trưởng của VinaCapital - một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam với danh mục đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD. Bản thân ông Alan cũng là một chuyên gia giàu kinh nghiệm với nhiều năm hoạt động tại các thị trường tài chính lớn trên thế giới.
Tiến sĩ Alan Phạm hiện là Kinh tế trưởng của VinaCapital – một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam với danh mục đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD. Ông Alan cũng là một chuyên gia giàu kinh nghiệm với nhiều năm hoạt động tại các thị trường tài chính lớn trên thế giới.
- QE3 được FED tung ra sau thời gian dài kinh tế Mỹ không thể phục hồi sau khủng hoảng. Thực chất của gói kích thích này là bơm mạnh tiền vào thị trường. Chủ tịch FED Bernanke tuyên bố sẽ bơm mỗi tháng 40 tỷ USD và sẽ tiếp tục tới chừng nào tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Theo kinh nghiệm của tôi, với thị trường Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp 5 – 6% được coi là kinh tế đã phục hồi (hiện là 8,3%). Tỷ lệ này không thể kéo xuống 0% được vì trong một nền kinh tế lớn, lúc nào cũng có những đối tượng nghỉ việc để đi đào tạo, chuyển việc… Những người này vẫn được tính là thất nghiệp.

Sau khi FED bơm tiền qua các ngân hàng, nó sẽ lan tỏa khắp nền kinh tế, làm tăng sức mua của người dân. Người dân sẽ tiêu nhiều hơn: mua quần áo, xe hơi, nhà cửa, đi du lịch… Nó sẽ làm các ngành nghề đang bị suy yếu bắt đầu sản xuất, kho giảm xuống, giới chủ mướn thêm thợ… Dần dần như vậy, kinh tế sẽ phục hồi. Mỹ là đầu tàu kinh tế thế giới, do vậy cũng có thể kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ khởi sắc hơn.

- Kinh tế Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng gì từ diễn biến này?

- Dễ nhìn thấy nhất là ở xuất khẩu. Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Mỹ năm ngoái là 22 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu là chính. Khi còn ở Mỹ, mỗi lần ra bách hóa, tôi thấy rất nhiều áo sơmi “đáng mua”. Lật ra thì thấy ghi “Made in Vietnam”. Như vậy cho thấy hàng hóa Việt Nam xuất hiện ở Mỹ khá phổ thông. Phía họ cũng đang muốn mở rộng quan hệ thương mại này và khi người tiêu dùng nước họ chi nhiều hơn, đương nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi.

- Đó là mặt được. Còn mặt trái của QE3 với kinh tế Việt Nam là gì thưa ông?

- Có thể thấy ngay sau khi phía Mỹ công bố chương trình nêu trên thì chứng khoán Mỹ bùng nổ. Nhưng đồng thời giá dầu thô và vàng trên thị trường quốc tế cũng tăng. Điều này là có nguyên do của nó. Giá dầu tăng là dễ hiểu bởi sản xuất được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại. Nhưng giá vàng tăng là do lo ngại lạm phát.

Với lượng cung tiền tới 40 tỷ USD mỗi tháng thì nguy cơ lạm phát là rất cao. CPI tại Mỹ hiện khoảng 1,7%. FED cũng đặt mục tiêu giữ lạm phát hàng năm dưới 2% nhưng với lượng cung tiền và sức sản xuất như vậy thì khả năng giá cả tăng cao trong dài hạn đối với Mỹ cũng như thị trường thế giới là không nhỏ. Các quỹ đầu tư lớn thường có tầm nhìn khoảng 1 – 2 năm nên họ lo ngại điều này. Họ mua vàng như một công cụ để trú ẩn.

Với Việt Nam cũng vậy. Nền kinh tế nhập khẩu tới 70% xăng dầu, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phụ thuộc rất lớn từ nguyên liệu bên ngoài nên lạm phát có nguy cơ tăng trở lại là rất lớn, dù nhu cầu tiêu dùng trong nước hiện rất yếu.

- Vậy ông đánh giá như thế nào về sự cần thiết có một gói kích thích tương tự QE3 cho kinh tế Việt Nam?

- Trường hợp của Việt Nam hiện nay có điểm giống, nhưng cũng có nhiều điểm khác so với Mỹ. Tăng trưởng 6 tháng vừa rồi chỉ đạt khoảng 4%, rất thấp so với mức trung bình 7% của giai đoạn 2000 – 2010. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Chính phủ đã thực hiện khá nhiều biện pháp theo hướng nới lỏng dần chính sách tài khóa cũng như tiền tệ. Cụ thể như việc đưa trần lãi suất xuống 15%, khuyến khích các ngân hàng cho vay… Ở khu vực tài khóa thì các hoạt động đầu tư công cũng đang được đẩy mạnh giải ngân

Theo tôi, đối với Việt Nam hiện nay, cần kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi các biện pháp tài khóa này phát huy hiệu lực. Chính phủ không cần thiết phải đưa thêm tiền vào thị trường như cách mà Mỹ làm với QE3. Mấu chốt còn lại nằm ở khu vực tiền tệ khi các ngân hàng có thể dư thừa thanh khoản nhưng lại không dám cho vay nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 8 tháng chỉ tăng có 1,4% là quá thấp.

Ngân hàng hiện ngại cho vay ra ngoài là vì lo nợ xấu. Tiền do đó chỉ loanh quanh từ nhà băng này sang nhà băng khắc. Theo tôi, việc cần làm lúc này là Chính phủ có thể tính tới việc thành lập một cơ quan bảo lãnh tín dụng. Cơ quan này sẽ cùng ngân hàng thẩm định các dự án, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay. Như thế thì ngân hàng vừa yên tâm, mà nền kinh tế lại có cơ hội nhận vốn, khơi thông sản xuất lẫn tiêu dùng.
theo Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét