Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
Trong
đó, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS chiếm phần lớn nội dung của
Nghị quyết gồm: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy nguồn cầu
với một loạt các giải pháp đồng bộ từ vốn tín dụng, công cụ thuế và nhóm
giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản phẩm…
Sẽ có một dòng vốn tín dụng mới gồm 3% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước, cộng với gói 20 - 40 nghìn tỷ thông qua tái cấp vốn hỗ trợ các ngân hàng thương mại. Lãi suất được NHNN dự thảo trong quy chế cho vay (đang dự kiến từ 9-10%/năm - PV).
Sẽ có một dòng vốn tín dụng mới gồm 3% tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước, cộng với gói 20 - 40 nghìn tỷ thông qua tái cấp vốn hỗ trợ các ngân hàng thương mại. Lãi suất được NHNN dự thảo trong quy chế cho vay (đang dự kiến từ 9-10%/năm - PV).
Vừa
mới được ban hành nhưng Nghị quyết ngay lập tức đã đi vào thực tiễn.
Ngân hàng đã vào cuộc cho vay, đi đầu là BIDV với chương trình 30 nghìn
tỷ. Chủ dự án chia nhỏ diện tích căn hộ, chuyển đổi dự án sang nhà xã
hội…
Luật Đất đai sửa đổi
Hiện nay Luật Đất đai sửa đổi đang được triển khai lấy ý kiến của nhân dân, dự kiến Luật này sẽ được thông qua trong kỳ họp Quốc hội giữa năm 2013 với nhiều nội dung sửa đổi quan trọng như: Mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp; tăng cường vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường; minh bạch trong quản lý, sử dụng đất... là những điểm mới quan trọng nêu trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Bên cạnh đó, Luật Đất đai sửa đổi theo hướng hạn chế các trường hợp Nhà nước giao đất, chuyên sang cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất. Việc sửa đổi này nhằm tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai khắc phục tình trạng xin - cho trong sử dụng đất, hạn chế các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội; quy định rõ các trường hợp được bồi thường, không được bồi thường, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Các chính sách mới về thuế và các khoản thu ngân sách
Nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS, Bộ Tài chính đã có kiến nghị giảm nhiều loại thuế, gia hạn nộp thuế,… cho các DN xây dựng, kinh doanh BĐS, DN vừa và nhỏ. Những chính sách này sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội giữa năm 2013 (1-7-2013).
Như vậy, có thể thấy nhiều ưu đãi về thuế sẽ được áp dụng vào lĩnh vực BĐS vào giữa năm 2013, vì thế, có thể sẽ giảm được giá thành BĐS, dẫn đến giá BĐS có khả năng sẽ giảm trong 2013. Kích thích nhu cầu mua BĐS của người dân. Tuy nhiên, sẽ làm giảm số thu ngân sách từ thuế.
Ban hành Nghị định 11/CP về phát triển đô thị
Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị. Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị ban hành nhằm điều chỉnh tổng thể các vấn đề trong lĩnh vực này để khắc phục tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chống lãng phí nguồn lực như hiện nay theo lộ trình 5 năm đến 10 năm. Nghị định mới này cũng đề xuất mô hình khoa học về quản lý khu vực phát triển đô thị.
Nghị định mới sẽ phải làm quy hoạch phân khu (QHPK) trước toàn bộ khu vực phát triển đô thị, trên nền QHPK mới hình thành dự án làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết 1/500 và lập dự án ĐTXD, như thế sẽ khắc phục được tình trạng bất cập nêu trên.
Nghị định 58/CP hướng dẫn lập Quỹ đầu tư BĐS
Có hiệu lực từ 15/9/2012 Nghị định có hiệu lực trong đó quy định quỹ đầu tư BĐS được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.
Quỹ không được cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, tổng các khoản vay không vượt quá 5% giá trị tài sản ròng. Phải đảm bảo tối thiểu 65% giá trị tài sản ròng được đầu tư vào BĐS. Đảm bảo tối đa 35% giá trị tài sản được đầu tư vào tiền, giấy tờ có giá, chứng khoán niêm yết, chứng khoán giao dịch, trái phiếu Chính phủ. Tài sản của quỹ đầu tư BĐS phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát. BĐS phải được nắm giữ trong thời gian tối thiểu 2 năm kể từ ngày mua.
Mô hình quỹ này gần giống với Quỹ tín thác BĐS (Reits) mà nhiều nước phát triển đã áp dụng, tạo dòng vốn tín dụng ổn định, dài hạn cho thị trường BĐS.
Luật Đất đai sửa đổi
Hiện nay Luật Đất đai sửa đổi đang được triển khai lấy ý kiến của nhân dân, dự kiến Luật này sẽ được thông qua trong kỳ họp Quốc hội giữa năm 2013 với nhiều nội dung sửa đổi quan trọng như: Mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp; tăng cường vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường; minh bạch trong quản lý, sử dụng đất... là những điểm mới quan trọng nêu trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Bên cạnh đó, Luật Đất đai sửa đổi theo hướng hạn chế các trường hợp Nhà nước giao đất, chuyên sang cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất. Việc sửa đổi này nhằm tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai khắc phục tình trạng xin - cho trong sử dụng đất, hạn chế các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội; quy định rõ các trường hợp được bồi thường, không được bồi thường, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Các chính sách mới về thuế và các khoản thu ngân sách
Nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS, Bộ Tài chính đã có kiến nghị giảm nhiều loại thuế, gia hạn nộp thuế,… cho các DN xây dựng, kinh doanh BĐS, DN vừa và nhỏ. Những chính sách này sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội giữa năm 2013 (1-7-2013).
Như vậy, có thể thấy nhiều ưu đãi về thuế sẽ được áp dụng vào lĩnh vực BĐS vào giữa năm 2013, vì thế, có thể sẽ giảm được giá thành BĐS, dẫn đến giá BĐS có khả năng sẽ giảm trong 2013. Kích thích nhu cầu mua BĐS của người dân. Tuy nhiên, sẽ làm giảm số thu ngân sách từ thuế.
Ban hành Nghị định 11/CP về phát triển đô thị
Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị. Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị ban hành nhằm điều chỉnh tổng thể các vấn đề trong lĩnh vực này để khắc phục tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chống lãng phí nguồn lực như hiện nay theo lộ trình 5 năm đến 10 năm. Nghị định mới này cũng đề xuất mô hình khoa học về quản lý khu vực phát triển đô thị.
Nghị định mới sẽ phải làm quy hoạch phân khu (QHPK) trước toàn bộ khu vực phát triển đô thị, trên nền QHPK mới hình thành dự án làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết 1/500 và lập dự án ĐTXD, như thế sẽ khắc phục được tình trạng bất cập nêu trên.
Nghị định 58/CP hướng dẫn lập Quỹ đầu tư BĐS
Có hiệu lực từ 15/9/2012 Nghị định có hiệu lực trong đó quy định quỹ đầu tư BĐS được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.
Quỹ không được cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, tổng các khoản vay không vượt quá 5% giá trị tài sản ròng. Phải đảm bảo tối thiểu 65% giá trị tài sản ròng được đầu tư vào BĐS. Đảm bảo tối đa 35% giá trị tài sản được đầu tư vào tiền, giấy tờ có giá, chứng khoán niêm yết, chứng khoán giao dịch, trái phiếu Chính phủ. Tài sản của quỹ đầu tư BĐS phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát. BĐS phải được nắm giữ trong thời gian tối thiểu 2 năm kể từ ngày mua.
Mô hình quỹ này gần giống với Quỹ tín thác BĐS (Reits) mà nhiều nước phát triển đã áp dụng, tạo dòng vốn tín dụng ổn định, dài hạn cho thị trường BĐS.
Theo ANTĐ
Thái 0938 966 409 trích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét